Tranh chữ Lộc có ý nghĩa gì?

Là một dòng tranh chữ phong thủy với nhiều ý nghĩa tốt lành, tranh chữ Lộc thường xuyên được lựa chọn làm vật trang trí trong nhà, phòng làm việc để cầu mong cho một cuộc sống thịnh vượng hơn.

Ý nghĩa của chữ Lộc trong văn hóa và phong thủy

Giống như chữ Phúc, trong văn hóa và phong thủy, chữ Lộc cũng có những đặc điểm và ý nghĩa riêng. Trong văn hóa từ xa xưa, chữ Lộc lại là chữ đại diện cho bổng lộc mà các Quan khi xưa nhận được. Lộc này có thể là lộc Vua ban, cũng có thể là lộc dân biếu. Theo đó:


  • Lộc Vua ban là để ghi nhận công lao của các quan đã thay vua cai quản dân chúng dưới quyền
  • Lộc dân biếu là để bày tỏ lòng biết ơn của dân với quan về một công việc gì đó mà quan đã làm mang đến lợi ích cho người dân
Như vậy Lộc ở đây có nghĩa là thành quá, sự đền đáp với công lao, sự cống hiến với dân, với nước.

Nằm ở giữa trong bộ ba Phúc - Lộc - Thọ, chữ Lộc cho thấy một quy luật "Gieo nhân nào giặt quả nấy", muốn hưởng Lộc thì phải tạo Phúc, cầu Thọ.

Xem thêm:


Cách treo tranh chữ Lộc

Với nhiều đặc điểm tốt đẹp trong ý nghĩa, văn hóa, tranh chữ Lộc thường được nhiều người sử dụng trong các vật dụng trang trí cho phòng khách, văn phòng của mình. Tuy nhiên, cũng chính vì là một vật phẩm phong thủy nên khi treo chữ Lộc trong nhà, gia chủ cần nhớ một số chú ý sau:


  • Không treo tranh quá cao hay quá thấp, treo cao hơn đầu người ở vừa đúng tầm mắt là tốt nhất
  • Không treo tranh ở nơi ẩm thấp, không khí ẩm thấp có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của tranh cũng như ý nghĩa phong thủy mà tranh mang đến cho gia chủ.
  • Không treo cùng các loại tranh hành thủy như cửu như quần hội, thuận buồm xuôi gió,... bởi nó khiến tác dụng tài lộc của trang bị giảm đi nhiều, ảnh hưởng đến vận may của chủ sở hữu
  • Nên treo chữ Lộc phong thủy ở phòng khách, phòng làm việc của gia chủ, những nơi trang trọng, có không khí lưu thông tốt sẽ đảm bảo được luồng năng lượng tích cực trong tranh được phát huy
  • Nếu treo cả bộ tranh chữ tam đa Phúc - Lộc - Thọ thì chữ Lộc nhất định phải treo ở giữa, hai bên là Phúc và Thọ
Xem thêm:

Nhận xét